Showing posts with label bat-dong-san-du-lich-nghi-duong. Show all posts
Showing posts with label bat-dong-san-du-lich-nghi-duong. Show all posts

Phân phối BĐS nghỉ dưỡng: Cuộc chơi dễ hụt hơi!

Sức hút hoa hồng cao
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc đặc biệt sôi động, hút một lượng nhà đầu tư rất lớn từ Hà Nội, Tp.HCM và khách hàng Việt kiều.
Chính sự sôi động của thị trường đã kéo một số đơn vị phân phối nhanh chân tham gia phân phối phân khúc này và nhanh chiếm lĩnh thị phần, xây dựng được đội ngũ bán BĐS nghỉ dưỡng chuyên nghiệp.
Đến nay, bên cạnh Phú Quốc, Đà Nẵng, những nhà phát triển BĐS nghỉ dưỡng đã mở rộng đầu tư đến nhiều địa phương khác trên cả nước. Nguồn cung lớn và nhu cầu cũng được dự báo gia tăng đã thu hút nhiều đơn vị phân phối mới tham gia cuộc chơi.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT Cengroup nhận định, BĐS nghỉ dưỡng hiện nay đang có sức hút lớn với các đơn vị phân phối mới, vì tỷ lệ hoa hồng cao hơn hẳn bán BĐS để ở thông thường. Song, ông Hưng cũng đưa ra cảnh báo rằng, việc bán BĐS nghỉ dưỡng không hề đơn giản. Nhu cầu mua BĐS nghỉ dưỡng không phải nhu cầu bức thiết đối với khách hàng, vì vậy các khách hàng đều có quá trình tìm hiểu rất kỹ. Do đó, việc tư vấn bán sản phẩm đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng, nhà môi giới phải có am hiểu nhiều hơn về vấn đề tài chính, cũng như sự hưởng thụ cuộc sống cao cấp của khách hàng, người dân.
Theo ông Hưng, do việc phân phối BĐS nghỉ dưỡng không đơn giản nên Cengroup tham gia phân phối BĐS nghỉ dưỡng khá muộn và đến nay, doanh nghiệp chỉ phân phối 2 dự án, chứ không mở rộng ra nhiều dự án.
Chỉ có các dự án BĐS nghỉ dưỡng của các chủ đầu tư uy tín
mới hút nhà đầu tư và dễ bán hàng
Đi đường dài không dễ
Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ địa ốc Đất Xanh miền Bắc chia sẻ, với mức hoa hồng từ 3-3,5% giá trị hợp đồng, BĐS nghỉ dưỡng đang là “miếng bánh béo bở”, thu hút các đơn vị phân phối tham gia thị trường. Nhưng các đơn vị phân phối muốn tham gia bán BĐS nghỉ dưỡng phải cân nhắc, vì đây là sản phẩm thật sự cao cấp nên khách mua hàng rất khó tính, đòi hỏi nhân viên bán hàng phải có trình độ, kinh nghiệm, có nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực du lịch, tài chính, có kỹ năng thuyết phục và thật sự chuyên nghiệp.
Theo ông Quyết, không giống với các sản phẩm BĐS để ở thông thường, việc tìm kiếm khách hàng mua BĐS cao cấp cũng không đơn giản, mà phụ thuộc vào cả quá trình hoạt động, phục vụ khách hàng lâu dài trước đó của đơn vị phân phối. Đấy là chưa kể đến các chi phí bán hàng như vé máy bay, ăn nghỉ ở khách sạn, công tác phí, phí hỗ trợ khách hàng tham quan dự án, phí marketing, hội thảo,… Tất cả các chi phí này, đơn vị bán hàng phải bỏ tiền túi. Do đó, nếu không bán được sản phẩm thì đơn vị phân phối có thể thua lỗ, thậm chí phá sản.
Đại diện của Đất Xanh Miền Bắc đánh giá, khách hàng mua BĐS nghỉ dưỡng chủ yếu mua để đầu tư, vì vậy các khách hàng có xu hướng mua sản phẩm của các doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm, các dự án đã hoạt động tốt và có khả năng mang lại lợi tức lâu dài tốt nhất sau khi mua sản phẩm. Do vậy, việc phân phối sản phẩm của các đơn vị không được thị trường biết tới, không có uy tín sẽ rất rủi ro.
Có thể thấy rằng, dù là mảnh đất màu mỡ với tỷ lệ hoa hồng khá cao, nhưng việc khó khăn trong bán hàng và chi phí bán hàng quá lớn, những đơn vị phân phối BĐS nhỏ và yếu về tài chính khó có thể đi đường dài để thụ hưởng khoản hoa hồng khủng trong phân phối BĐS nghỉ dưỡng.
Share:

Bất động sản du lịch, giải trí đang thiếu nhà đầu tư tiềm năng

BĐS du lịch là miếng bánh sinh lời hấp dẫn nhưng đang bị bỏ ngỏ, đặc biệt việc thiếu hụt các dịch vụ giải trí, nhất là giải trí ban đêm đang khiến nhiều thị trường du lịch lớn như Đà Nẵng, Nha Trang… đánh rơi hàng triệu USD mỗi năm. Mặc dù theo nhiều nguồn phân tích, lợi nhuận đầu tư vào phân khúc BĐS giải trí luôn được đảm bảo ở mức 10%/năm nhưng thực tế thị trường Việt Nam hiện thiếu nhất chính là các khu du lịch và giải trí có quy mô và đồng bộ. Nhiều chuyên gia đã nhận định BĐS giải trí tại Việt Nam như “một gã khổng lồ ngủ quên” và đến nay số lượng dự án thuộc phân khúc này vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay, quy mô phát triển tập trung vào một số hạng mục mà không phải là một tổ hợp đa chức năng.
Nhận định về nguyên nhân thị trường BĐS giải trí chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng, GS. Đặng Hùng Võ chỉ ra rằng: “Ở Singapore, Thái Lan, Malaysia…, mô hình BĐS giải trí đã phát triển song song và đồng bộ cùng với thị trường du lịch từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Singapore là ví dụ điển hình về sự thành công của mô hình này khi thu hút lượng khách du lịch rất lớn và tăng trưởng cao trong nhiều năm, mặc dù họ gần như không sở hữu những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và phong phú như chúng ta. Vấn đề hiện nay của Việt Nam là chúng ta thiếu nhà đầu tư tiềm năng với tài chính mạnh đủ để cho gã khổng lồ tỉnh giấc. Các nhà đầu tư Việt Nam thường là vốn ít, do đó không muốn đầu tư vào những dự án quá lớn. Vì vậy thị trường buộc phải chờ thời điểm có nhiều nhà đầu tư tiềm năng, có kinh nghiệm quản lý dự án, có trình độ phát triển khoa học công nghệ tham gia vào thì mới đảm bảo khả năng triển khai được những dự án lớn”.

BĐS du lịch và giải trí là phân khúc mới khá mới mẻ nhưng nhiều tiềm năng phát triển
Phân tích tiềm năng của Việt Nam trong phát triển BĐS giải trí hiện nay, ông Phạm Văn Thường, Trưởng phòng quản lý thị trường bất động sản, thuộc Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng phân tích, đối với BĐS du lịch nghỉ dưỡng, du lịch và giải trí thì Việt Nam đang được đánh giá có tiềm năng cao khi mà hiện các dự án đang vận hành có mức lấp đầy tới mức 90% như ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… Người nước ngoài tới du lịch tại Việt Nam ngày càng nhiều, khách du lịch trong nước cũng có nhu cầu lớn. Theo nhiều đánh giá thì cung đang thiếu quá nhiều so với cầu thật. Như vậy thì việc phát triển những khu du lịch nghỉ dưỡng vui chơi, giải trí tại những vị trí thuận lợi đang có cơ hội phát triển mạnh với khả năng đảm bảo được lợi ích 10% giá trị đầu tư trong một năm. Điều này là hoàn toàn khả thi. Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển mạnh phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, giải trí tại các địa điểm có tiềm năng du lịch cao. Trên thực tế thì đã có khá nhiều dự án ở phân khúc này rất hấp dẫn và đang được các nhà đầu tư thứ cấp quan tâm.
Ông Trịnh Việt Hưng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Empire cho rằng, Việt Nam là một đất nước thanh bình, có nhiều danh thắng nổi tiếng thế giới. Nhà nước đang quan tâm phát triển du lịch như một mũi nhọn kinh tế, phát triển hạ tầng kết nối giữa các khu du lịch, có chính sách đất đai phù hợp để phát triển bất động sản du lịch…. Đó chính là các yếu tố về chính sách, pháp luật, thể chế, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, giải trí hiện nay. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh, để BĐS giải trí có thể phát triển mạnh và vươn xa xứng tầm khu vực, cần có sự kết hợp của những yếu tố như văn hóa địa phương, điều kiện địa lý, bổ sung nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp giải trí và du lịch, sự tâm huyết của doanh nghiệp và sự ủng hộ của xã hội. Bên cạnh đó, từng địa phương cần có chính sách khai thác tiềm năng phát triển du lịch cũng như các mô hình giải trí đa dạng phù hợp và mang đậm bản sắc văn hóa riêng. Cuối cùng là sự kết hợp của các chính sách hỗ trợ và định hướng phát triển của các cơ quan chức năng.
Bàn về cơ hội của BĐS du lịch và giải trí trong năm 2016, các chuyên gia nhìn nhận, do là phân khúc mới phát triển, cung còn thấp so với cầu, chắc chắn phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng sẽ có tiềm năng phát triển mạnh, trở thành tâm điểm của thị trường BĐS trong năm 2016. Còn những lo ngại tình trạng thừa cung trong tương lai, các chuyên gia đều đồng thuận, BĐS nghỉ dưỡng giải trí chưa có biểu hiện của sốt giá bởi cung còn hạn chế so với cầu. Nguồn cung BĐS phục vụ du lịch còn đang rất thiếu, vì vậy việc tăng cung cho khu vực này vẫn hợp lý và không thể gây ra khủng hoảng thừa cung trong giai đoạn trước mắt.
Phương Uyên
(Theo Nhịp sống thời đại)
Share:

Phân phối BĐS nghỉ dưỡng: “Miếng bánh” không dễ xơi

Thời điểm trước năm 2011, hoạt động mở bán BĐS cao cấp, đặc biệt là BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam vốn chủ yếu do các công ty tiếp thị ngoại thực hiện và chiếm hầu hết thị phần.
Tuy nhiên, sau năm 2011, khi thị trường BĐS suy thoái, cùng với sự ảm đạm chung, BĐS nghỉ dưỡng cũng bước vào kỳ ngủ đông và các công ty tiếp thị ngoại thu hẹp dần mảng môi giới và nhường sân cho doanh nghiệp trong nước.
Từ năm 2014, thị trường BĐS dần hồi phục, các đơn vị phân phối lớn trong nước như Liên minh sàn G5, Cengroup đã xây dựng được lực lượng môi giới chuyên nghiệp, không chỉ chiếm phần lớn thị phần môi giới thị trường đất nền, căn hộ, mà lấn sân sang cả phân khúc BĐS nghỉ dưỡng.
Sự bùng nổ của thị trường BĐS nghỉ dưỡng trong năm 2015 khiến một số đơn vị phân phối trong nước gặt hái được nhiều thành công. Điển hình, hệ thống Siêu thị dự án của Cengroup đã được thành lập ở cả 3 miền và phân phối nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thị trường BĐS nghỉ dưỡng cũng khiến người đứng đầu Liên minh sàn G5 là ông Nguyễn Quốc Khánh thành lập riêng một công ty môi giới mới chuyên phân phối phân khúc này là Công ty Bất động sản Ngọc Việt với nhân sự cả trăm nhân viên kinh doanh.
BĐS nghỉ dưỡng được đánh giá sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới
Không kém cạnh, Công ty CP Dịch vụ Đất Xanh Miền Bắc (thuộc Tập đoàn Đất Xanh), thành viên của nhóm G5 cũng thành lập một tổ với khoảng 100 nhân viên kinh doanh chuyên bán BĐS nghỉ dưỡng. Đơn vị này còn phân phối cả các dự án BĐS nghỉ dưỡng từ Quảng Ninh cho tới Phúc Quốc, cho dù Tập đoàn Đất Xanh đã thành lập những đơn vị thành viên rất mạnh ở miền Trung và miền Nam…
Một đại diện đơn vị phân phối BĐS nghỉ dưỡng cho biết, khác với bán căn hộ, bán BĐS nghỉ dưỡng giúp đơn vị phân phối được hưởng hoa hồng lớn hơn, song các chi phí phục vụ việc bán hàng cũng rất tốn kém. Đồng thời, việc bán BĐS nghỉ dưỡng đòi hỏi một sự chuyên nghiệp rất cao.
Chẳng hạn, hoạt động giới thiệu, mở bán BĐS nghỉ dưỡng, hội thảo cơ hội đầu tư…, đơn vị phân phối thường phải tổ chức tại khách sạn 5 sao với chi phí rất lớn. Hơn nữa, chi phí ăn nghỉ, đi lại và chi phí tiếp thị bán BĐS nghỉ dưỡng cũng rất lớn, không giống với việc bán các sản phẩm BĐS để ở. Đấy là chưa kể đến việc đào tạo được một nhân sự bán BĐS nghỉ dưỡng cũng rất kỳ công và tốn kém…
Trong khi đó, thị trường BĐS nghỉ dưỡng được dự báo còn tiếp tục tăng trưởng, ngày càng thu hút nhiều đơn vị nhảy vào phân phối phân khúc này, thậm chí cả những đơn vị không mấy tên tuổi.
Đơn cử, gần đây, hàng loạt đơn vị phân phối dù không mấy tên tuổi, cũng chưa có hệ thống phân phối đủ mạnh và chỉ hoạt động tại thị trường phía Bắc đã bắt đầu lấn sân và đặt chân tham gia vào hoạt động phân phối BĐS nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng, Hạ Long, Phú Quốc, Cam Ranh, Nha Trang,…
Theo tiết lộ của một đại diện môi giới từng làm việc tại Phú Tài Land, đơn vị từng tham gia phân phối sản phẩm nghỉ dưỡng Dự án Diamond Bay Resort Nha Trang, việc phân phối BĐS nghỉ dưỡng khó hơn hàng chục lần bán căn hộ, thiệt thự tại các thị trường Hà Nội, Tp.HCM, mặc dù thị trường đang có những diễn biến thuận lợi.
Đại diện này cho biết, với các đơn vị mới gia nhập thị trường và muốn phân chia thị phần phân phối BĐS nghỉ dưỡng, không ít đơn vị sẽ sớm phải bỏ cuộc, hoặc phá sản vì chi phí bán BĐS nghỉ dưỡng quá tốn kém, song lại rất khó khăn…
Được biết, năm 2015, Phú Tài Land từng vài lần tham gia tổ chức mở bán Dự án Diamond Bay Resort Nha Trang tại Khách sạn Grand Plaza và Khách sạn Melia Hà Nội. Tuy nhiên, trên trang web của công ty này hiện nay không thấy giới thiệu tham gia bán BĐS nghỉ dưỡng của bất kỳ dự án nào.

Share:

Chỉ vài năm nữa, BĐS du lịch giải trí Việt Nam sẽ bùng nổ “Disneyland” ngang tầm thế giới

Công viên Fantasy Park-Bana Hill
Động thái mới từ những “ông trùm” địa ốc đã và đang rót hàng chục nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực BĐS du lịch giải trí, hứa hẹn sẽ tạo ra những công trình mang tầm thế giới, sánh ngang với các công viên chủ đề nổi tiếng như Disneyland.
Du lịch Việt Nam vẫn thường được xem là thất thế so với nhiều nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, dù nước ta không thiếu các điểm đến với những bãi biển thuộc hàng đẹp nhất hành tinh, những danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa ngang tầm thế giới.
Nhưng, “mỏ vàng” hàng tỷ đô-la này chúng ta lại đang bỏ quên. Chẳng hạn như doanh thu du lịch của Thái Lan dự kiến 64 tỷ USD cho năm 2016, Malaysia khoảng 35 tỷ USD, Singapore khoảng 15,7 tỷ USD,…trong khi, con số này ở Việt Nam ước tính hàng năm khoảng 15 tỷ USD.
Du khách hiện nay đi du lịch không chỉ ngắm cảnh đẹp hay liệt kê chỗ ngủ, mà họ còn có rất nhiều nhu cầu khác từ mua sắm (Shoping), vui chơi giải trí, thư giãn, chăm sóc sức khỏe (Entertainment) thì đa phần các điểm du lịch của chúng ta còn hạn chế. Đây được xem là nguyên nhân chính khiến du lịch VN kém hấp dẫn du khách.
Chia sẻ về điều này, ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký HH BĐS Việt Nam cho rằng, thời gian qua phần lớn chủ đầu tư mới chỉ đầu tư vào các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu lưu trú hạng mục đáp ứng nhu cầu ở và khai thác cơ hội đầu tư cho thuê chỗ ở. Nhu cầu mua sắm và giải trí lại chưa được quan tâm đầu tư. Vì thế, trong tương lai gần lĩnh vực BĐS du lịch giải trí sẽ có cơ hội lớn.
Thực tế, không phải chúng ta chưa có những khu vui chơi giải trí ngang tầm thế giới. Những “ông trùm” địa ốc nhanh chân cũng đã rót hàng chục nghìn tỷ đồng vào mảng kinh doanh này. Điển hình như “ông vua” cáp treo SunGroup với hệ thống Bà Nà Hills (Đà Nẵng) xây 2007 đạt 4 kỷ lục thế giới, cáp treo dài nhất thế giới 7km từ thung lũng Mường Hoa lên đỉnh Fansipan (độ cao 3.143 m), công viên Asia Park vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng tại trung tâm Đà Nẵng; Chuỗi vui chơi giải trí Vinpearl Land; Công viên nước Đầm Sen (Sài Gòn), khu du lịch Đại Nam (Bình Dương)…
Thế nhưng, chừng đó cũng không thể đáp ứng nhu cầu luôn quá tải khiến khách du lịch ngộp thở mỗi dịp lễ, tết. Chúng ta vẫn thường chứng kiến cảnh chen chân từng centimet ở Đầm Sen, hàng vạn người đổ về bãi biển Nha Trang, Đà Nẵng cũng chỉ để tắm biển, dòng người không nhúc nhích dịp lễ hội Đền Hùng…
Cảnh chen chân của hàng vạn người ở bãi tắm trung tâm đường Trần Phú bãi biển Nha Trang
Phải chăng điều này đã khiến ngành du lịch trong nước đã mất đi hàng tỷ đô-la mỗi năm bởi chính người Việt đem tiền sang nước khác tiêu? Theo Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, mỗi năm có khoảng 5 triệu lượt khách Việt đi du lịch nước ngoài, chi tiêu khoảng 6 tỷ USD (con số này trong năm 2012 chỉ khoảng 3,5 tỷ USD).
Vì thế, có lẽ một cuộc cách mạng ngành du lịch đang bắt đầu với lĩnh vực BĐS du lịch giải trí. Chỉ vài năm nữa, sẽ bùng nổ các mô hình “Disneyland” ngang tầm thế giới. Ngay cả Thủ đô quy mô hơn 8 triệu dân nhưng cũng chưa có một khu vui chơi giải trí nào tầm cỡ, vì vậy mà chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung mới đây cho biết trong 5 năm tới Hà Nội sẽ xây 25 công viên với 5 công viên đạt tiêu chuẩn thế giới. Trong đó, sẽ có những công viên đẹp như Disneyland nổi tiếng thế giới”, khởi đầu sẽ là dự án công viên Kim Quy 198ha gần cầu Nhật Tân.
Theo nghiên cứu của Tập đoàn SunGroup, thì mới chỉ có 10% khách du lịch đến HN tăng chi tiêu cho vui chơi giải trí, lượng khách tăng lưu trú ở lại (tức 2 ngày trở lên) vẫn chưa cao. Nói như Tổng Giám đốc SunGroup Đặng Minh Trường, Hà Nội có vị trí đẹp, đứng đầu về thu hút du lịch…cần đầu tư hệ thống công viên, khu vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế, được thiết kế và quản lý như những công viên nổi tiếng thế giới khác như Sentosa của Singapore, Hồng Kông Disneyland, Universal Studios Florida (Mỹ)…
Tập đoàn SunGroup cũng như nhiều đại gia BĐS đang kỳ vọng thay đổi bộ mặt du lịch giải trí trên đất Thủ đô với hàng loạt dự án tầm cỡ. SunGroup cam kết đầu tư công viên, khu vui chơi giải trí cho Hà Nội thu hút khách du lịch, Indochina Land đầu tư vào khu công viên ở Cầu Giấy,…
Lĩnh vực BĐS du lịch giải trí còn được nhiều “ông lớn” BĐS khác rót hàng tỷ đô la vào các mô hình “Disneyland” ở những thành phố du lịch nổi tiếng. Công viên Asia park 10.000 tỷ ở Đà Nẵng, công viên Đại dương Hạ Long 6.000 tỷ của SunGroup; u quay 3 chiều, hệ thống làn trượt Alpine Coaster dài tới 1.760m… ở Nha Trang;
Hay “Disney Land của Việt Nam” – Vinpearl Land Phú Quốc có quy mô 170.000 m2 với các tòa lâu đài, cửa hàng và khu vui chơi xinh xắn như bước ra từ thế giới cổ tích, Vườn thú Safari hay sắp tới là khu vui chơi giải trí kết hợp casino ở Phú Quốc của Tập đoàn VinGroup…là những trường hợp điển hình.
Và mới đây, tại Đà Nẵng Tổ hợp du lịch giải trí được cho là bậc nhất Đông Nam Á –CocoBay Đà Nẵng đã được khởi công, do tập đoàn Empire là chủ đầu tư, đơn vị thiết kế đến từ Dubai đảm nhiệm, lấy cảm hứng từ thiên đường giải trí thế giới Las Vegas (Mỹ). Được biết, số vốn đầu tư lên tới 11.000 tỷ đồng và sẽ đi vào hoạt động giai đoạn 1 vào năm 2017. Gồm rất nhiều những hạng mục giải trí như sân khấu ngoài trời 2000 chỗ, câu lạc bộ Beach Club, phố đi bộ, lễ hội…
Có thể thấy, “cuộc chơi tỷ đô” ở mảng BĐS du lịch giải trí ngày càng sôi động với sự xuất hiện của nhiều “ông lớn” địa ốc. Chắc chắn một vài năm tới khi những siêu dự án này thành hình, sẽ có nhiều du khách đến với VN hơn, những “thiên đường nghỉ dưỡng” như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh…cũng sẽ xứng tầm hơn.
Gia Bảo
Theo Trí thức trẻ
Share:

YÊU THÍCH

BÀI VIẾT MỚI

Fanpage