Showing posts with label chinh-sach-quan-ly. Show all posts
Showing posts with label chinh-sach-quan-ly. Show all posts

Brexit ảnh hưởng thế nào đến thị trường bất động sản Việt Nam?

Khi vàng và chứng khoán đã không còn hấp dẫn thì dòng tiền sẽ đổ vào bất động sản như một kênh trú ẩn an toàn, đặc biệt là hiện nay thị trường BĐS Việt Nam đang có sự tăng trưởng trở lại sau sau giai đoạn khủng hoảng những năm 2010.
Người Anh dứt áo ra đi khỏi EU (Brexit) là đám mây đen lởn vởn nhiều tuần nay trên thị trường tài chính và chứng khoán toàn cầu. Theo các chuyên gia kinh tế, sự kiện này cũng có ảnh hưởng nhất định tới kinh tế Việt Nam.
Ngày 24/6, người dân Anh đã quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit). Sự kiện này khiến cho thị trường tài chính toàn cầu chao đảo: Chứng khoán sụt giảm mạnh, giá dầu rơi, giá vàng đảo chiều nhảy vọt lên cao nhất 2 năm.
Ở trong nước, Brexit cũng tác động lên thị trường chứng khoán, tỷ giá và giá vàng. Trong ngày, chỉ số VNIndex có lúc mất tới 35 điểm còn giá vàng tăng gần 2 triệu đồng/lượng lên đỉnh cao nhất của 2 năm.
Theo phân tích của TS Bùi Quang Tín – Giảng Viên Đại Học Ngân Hàng TP. HCM: “Trong thời gian tới, việc đầu tư chứng khoán là cực kì rủi ro bởi thị trường tài chính toàn cầu sẽ có nhiều diễn biến phức tạp và theo chiều hướng không tốt sau sự kiện Brexit. Việc đầu tư vàng nên được xem là kênh cất trữ lâu dài, còn nếu xem vàng là kênh đầu cơ và lướt sóng thì người dân cũng sẽ gánh chịu nhiều rủi ro như đã từng xảy ra vài năm về trước”.
“Trong bối cảnh đó, kênh gửi tiết kiệm và đầu tư BĐS là khả quan hơn cả. Hiện nay, thị trường bất động sản sẽ là kênh đầu tư hiệu quả khi dòng tiền đi ra từ trường chứng khoán. Dự kiến tỷ suất sinh lời trong 6 tháng còn lại cuối năm có thể lên tới 10% tuỳ theo từng dự án”.
Cùng quan điểm với ông Tín, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cũng cho rằng khi vàng và chứng khoán đã không còn hấp dẫn thì dòng tiền sẽ đổ vào bất động sản như một kênh trú ẩn an toàn, đặc biệt là hiện nay thị trường BĐS Việt Nam đang có sự tăng trưởng trở lại sau sau giai đoạn khủng hoảng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, một khi một lượng lớn rút ra từ các kênh đầu tư chứng khoán và vàng đổ vào thị trường BĐS thì sẽ khiến thị trường BĐS sôi động hơn.
Tại TP, HCM, ông Trương Anh Tú – đại diện Phúc Khang Corp cho biết, trong tháng 7 tới công ty sẽ chính thức mở bán dự án Diamond Lotus Lake View. Với diễn biến của thị trường hiện tại, đại diện Phúc Khang kỳ vọng sức mua của nhà đầu tư sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Đại diện Phúc Khang cho biết, ngoài dự án Diamond Lotus Lake View, trong những tháng cuối năm công ty sẽ còn giới thiệu ra thị trường một số dự án xanh khác tại những vị trí đắc địa trong thành phố.
Diamond Lotus Lake View được biết đến như dự án được phát triển xanh theo tiêu chuẩn Mỹ (Chuẩn Leed) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Dự án có quy mô 1,2 ha với quy mô 700 căn hộ và Leed Officetel có mức giá từ 678 triệu/căn. Được biết trước đó, trong ngày công bố dự án 1 quỹ đầu tư Singapore đã đăng ký mua 30% số lượng căn hộ của dự án để bán cho khách hàng là người nước ngoài.
Tại thị trường Hà Nội, Deawoo sắp tới cũng sẽ gây sốc cho thị trường khi giới thiệu dự án Star Lake có mức đầu tư 2,2 tỷ USD. Được biết, dự án này có quy mô lên tới 207 ha, 182 căn nhà 4 tầng tại block H7-10 nằm ở phía Tây Nam sẽ được chủ đầu tư mở bán trong tháng 7 tới. Giá bán dao động từ 720.000 USD – 2,35 triệu USD. Daewoo E&C cũng lên kế hoạch mở bán một lượng lớn căn hộ (600 căn) và biệt thự trong năm tới.
Ghi nhận thị trường trong những tháng tới, các chủ đầu tư cũng đang cấp tập bung hàng tại loạt dự án từ chung cư cho đến đất nền. Có thể kể đến như dự án chung cư The Vesta (Tây Hà Nội), Central Field (MB Land – Hà Nội), FLC Twin Tower (FLC – Hà Nội), Green Bay Village (Quảng Ninh), Cocobay (Đà Nẵng), Golden Center City (Bình Dương), Dragon Hill2 (TPHCM)….
Theo đánh giá của các chuyên gia, một loạt yếu tố thuận lợi trong những tháng cuối năm sẽ trở thành một đòn bẩy dài hơi cho thị trường địa ốc. Các chuyên gia cũng dự đoán thị trường trung hạn trong những tháng cuối năm sẽ có mức tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên xét trong dài hạn cần phải đợi những phản hồi từ chính sách điều hành của chính phủ.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Share:

Thị trường ấm lên, người mua nhà cần thận trọng với hợp đồng góp vốn.

Để huy động vốn “chui”, nhiều dự án bất động sản (BĐS) chưa đủ điều kiện bán hàng đã sử dụng đội ngũ môi giới lôi kéo khách hàng mua sản phẩm dưới dạng hợp đồng góp vốn, hợp đồng vay vốn. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với người mua nhà.

Người mua nhà cần thận trọng với loại hợp đồng góp vốn, vay vốn


Hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng góp vốn hay hợp đồng vay vốn,… là những loại hợp đồng được các chủ đầu tư dự án BĐS đưa ra để “lách luật”, bán nhà khi dự án chưa đảm bảo đủ điều kiện pháp lý. Năm năm trở lại đây, người mua nhà đã quay lưng với loại hợp đồng dạng này bởi nó tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, thậm chí là bị lừa đảo.

Thế nhưng gần đây, khi thị trường BĐS có dấu hiệu sôi động trở lại thì dạng hợp đồng lại bắt đầu xuất hiện trở lại. Các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS cho biết, đội ngũ môi giới nhà đất đang hoạt động rất mạnh trong thời gian gần đây. Có một số chủ đầu tư dự án nhà ở chưa đủ điều kiện pháp lý để bán hàng ra thị trường đã sử dụng đội ngũ môi giới này để bán hàng “chui” cho mình.

Nhiều người có nhu cầu mua nhà không hiểu biết, nghe theo những lời tư vấn không chính xác sẽ rất dễ gặp phải rủi ro. Bởi những dự án đã phải huy động vốn “chui” thì đa số đều nằm ở nhóm chủ đầu tư có năng lực tài chính kém.
Share:

Ngân hàng đứng ra bảo lãnh, liệu thị trường BĐS có an toàn ?

Từ ngày 1/7/2015, việc mua bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai giữa khách hàng và chủ đầu tư dự án sẽ phải được bên thứ ba là tổ chức tài chính hoặc tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh (Điều 56, Luật Kinh doanh bất động sản 2014). Nội dung và phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận và có thời hạn cho đến khi nhà ở được bàn giao cho bên mua, bên thuê.


Nhà ở hình thành trong tương lai là một loại hàng hóa đặc thù mà người mua phải bỏ tiền ra trước khi nhận được sản phẩm
Quy định này chấm dứt những tranh cãi về việc cần có hay không một tổ chức đứng ra đảm bảo quyền lợi của người mua nhà hình thành trong tương lai rằng, khách hàng sẽ nhận được tài sản mà họ đã bỏ tiền ra mua. Vạn bất đắc dĩ, trong trường hợp dự án đổ bể, hợp đồng bị tuyên vô hiệu, người mua có thể nhận lại số tiền mình đã bỏ ra.
Một quy định văn minh và “thuận tình” như thế, đáng lẽ phải được tất cả các bên ủng hộ, nhưng trước thời điểm quy định có hiệu lực, vẫn có không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn.
người bán thì sợ sẽ làm tăng giá sản phẩm, bên trung gian (ngân hàng) thì không biết thu bao nhiêu là vừa, sợ phát sinh những rắc rối chưa có tiền lệ.
Khi bàn thảo quy định này tại diễn đàn Quốc hội, các nhà làm luật cho rằng, cần quy định bắt buộc, mọi khoản tiền mà người mua bất động sản nộp cho chủ đầu tư (bên bán) phải thực hiện qua các ngân hàng thương mại. Việc giám sát nguồn tiền mà chủ đầu tư huy động từ khách hàng là chức năng “đương nhiên” của ngân hàng.
Các nhà băng ủng hộ quan điểm: Giao dịch bất động sản thực hiện qua hệ thống ngân hàng, nhưng việc giám sát chủ đầu tư “tiêu tiền” như thế nào lại không thể là việc “đương nhiên”.
Để hài hòa trách nhiệm – quyền lợi giữa các bên, khi vấn đề này đưa vào luật, nó đã được cụ thể hóa thành: “Nội dung và phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận”. Rốt cuộc, đây lại là vấn đề gây nhiều khó khăn khi áp dụng vào thực tế. Thu bao nhiêu phần trăm giá trị hợp đồng, ai đứng ra thu, thu của ai… đều sẽ do Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh Bất động sản mà Bộ Xây dựng ban hành.
Trong khi chờ đợi Nghị định hướng dẫn từ phía Bộ Xây dựng, vẫn phải nhắc lại một thực tế rằng, những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản lớn trong lĩnh vực bất động sản thời gian qua, phần lớn đều xảy ra ở các giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai – một loại hàng hóa đặc thù mà người mua phải bỏ tiền ra trước khi nhận được sản phẩm.
Việc không có bên thứ ba (ngân hàng, tổ chức tài chính) đứng ra giám sát việc sử dụng nguồn tiền mà chủ đầu tư dự án bất động sản huy động từ khách hàng đã dẫn đến nhiều vụ việc đau lòng. Hàng ngàn khách hàng lâm vào cảnh tan cửa nát nhà khi tin tưởng nộp tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai; hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phá sản, chủ doanh nghiệp bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản do không thực hiện giao trả bất động sản cho khách hàng theo đúng cam kết…
Người thiệt hại sau những vụ đổ bể này không chỉ là khách mua nhà – những người đã bỏ tiền góp vốn vào dự án (mua nhà ở hình thành trong tương lai), người bán nhà – doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; Mà còn là sự bất an của xã hội – nguyên nhân sâu xa khiến thị trường bất động sản đóng băng trong một thời gian dài vừa qua.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, minh bạch của thị trường bất động sản, thiết nghĩ, việc các bên tham gia thị trường (người bán, người mua và ngân hàng) phải trả một khoản phí nào đó là điều cần thiết. Vấn đề còn lại là phân bổ hài hòa quyền lợi, trách nhiệm giữa người bán, người mua và người đứng ra bảo lãnh.
Tất cả các bên đang hy vọng vào sự hướng dẫn minh bạch, công tâm của cơ chức năng có trách nhiệm thực thi pháp luật trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều lợi ích nhưng cũng lắm rủi ro là thị trường bất động sản.
Share:

Theo Bộ Xây dựng: hàng tồn kho giảm 50%, giá nhà tăng 5 – 10%

Theo Bộ Xây dựng, giá nhà ở TP. Hồ Chí Minh tương đối ổn định, còn giá nhà ở Hà Nội có nhiều dự án tăng giá từ 1-3%, có dự án tăng tới 5-10% trong quý 1 năm nay.
Đánh giá của Bộ Xây dựng cho thấy, 3 tháng đầu năm nay lượng giao dịch thành công giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, tại Hà Nội trong quý 1 có 4.250 giao dịch thành công, gấp 3 lần số giao dịch thành công của quý 1/2014. Các giao dịch tập trung chủ yếu vào các dự án đang thi công, các dự án hoàn thành có vị trí tốt.
Còn tại TP.Hồ Chí Minh, trong quý 1 có khoảng 3.950 giao dịch thành công, tăng gấp 3 lần số giao dịch thành công của quý 1/2014, chủ yếu tập trung vào các căn hộ có diện tích trung bình và nhỏ từ 70-90m2.
Chính lượng giao dịch thành công tăng như vậy khiến tồn kho bất động sản tiếp tục giảm. Tính đến ngày 20/3, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 70.703 tỷ đồng, giảm 57.845 tỷ đồng (giảm 45%) so với quý 1/2013.
giá nhà tăng, mua nhà, căn hộ chung cư, hàng tồn kho bất động sản, mua đất xây nhà
Trên địa bàn Hà Nội, đến 20/3 tổng số tồn kho bất động sản khoảng 9.006 tỷ đồng, giảm 8.054 tỷ đồng (giảm 47,21%) so với quý 1/2013. Trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, đến 20/3, tổng giá trị tồn kho khoảng 14.057 tỷ đồng, giảm 14.685 tỷ đồng (giảm 51,09%) so với quý 1/2013.
Dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản tính đến 31/1/2015 đạt 316.578 tỷ đồng, tăng 20,7% so với thời điểm 31/12/2013 và tăng 4,8% so với thời điểm 31/12/2014.
Cũng theo Bộ Xây dựng, giá nhà ở tương đối đối ổn định, một số dự án tại các khu vực hạ tầng đầy đủ, triển khai đúng tiến độ giá chào bán tăng nhẹ. Tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư phần lớn giữ giá ổn định, một số dự án đang hoàn thiện, có vị trí tốt tăng khoảng 1-3%. Tại các quận Long Biên, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Từ Liêm có mức tăng khoảng 3-5%, thậm chí có dự án tăng 5-10%.
Tại Tp.Hồ Chí Minh, giá nhà ở tương đối ổn định, không có nhiều biến động, tăng nhẹ ở một số dự án sắp hoàn thành có hạ tầng tốt.
Liên quan đến thực hiện giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, tính đến ngày 15/3/2015 đã cam kết cho vay là 10.967 tỷ đồng, đã giải ngân 6.285 tỷ đồng. Trong đó, với hộ gia đình cá nhân, ký hợp đồng cam kết cho vay 14.367 hộ với số tiền là 6.547 tỷ đồng, đã giải ngân cho 14.345 hộ với số tiền là 4.525 tỷ đồng.
Đối với tổ chức, cam kết cho vay 34 dự án với số tiền là 4.420 tỷ đồng, đã giải ngân cho 31 dự án, dư nợ là 1.760 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cho biết, hiện có 88 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ, tăng 14 dự án so với cuối năm 2014, với số lượng căn hộ ban đầu là 36.113 căn hộ xin điều chỉnh thành 49.199 căn hộ, tăng 13.086 căn hộ.
Cùng với đó, có 62 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, tăng thêm 2 dự án so với cuối năm 2014 với quy mô xây dựng khoảng 41.769 căn hộ.
Share:

YÊU THÍCH

BÀI VIẾT MỚI

Fanpage